Nhóm kháng sinh
Điều trị nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa ở đường hô hấp dưới, viêm tai giữa và viêm xoang tái phát, viêm amiđan và viêm họng tái phát do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, và nhiễm khuẩn da và mô mềm do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Bệnh Lyme thời kỳ đầu biểu hiện bằng triệu chứng ban đỏ loang do Borrelia burgdorferi.
Description
Mỗi viên nén bao phim chứa
Cefuroxim (dạng Cefuroxim axetil)
500mg
Tá dược
vừa đủ 1 viên
(Avicel 101(Microcrystalline cellulose), Aerosil 200 (Colloidal silicon dioxide), Disolcel (Croscarmellose sodium), Natri laurylsulfat, HPMC 15 (Hydroxypropyl methyl cellulose),…)
Nhóm dược lý: kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2.
Cefuroxim là kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng, thuộc nhóm cephalosporin, dạng axetil este.
Cefuroxim axetil là tiền chất của cefuroxim, chất này có rất ít hoạt tính kháng khuẩn khi chưa bị thủy phân thành cefuroxim trong cơ thể sau khi được hấp thu.
Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào các protein đích thiết yếu (các protein gắn penicilin). Nguyên nhân kháng thuốc có thể là do vi khuẩn tiết enzym cephalosporinase, hoặc do biến đổi các protein gắn penicilin.
Phổ kháng khuẩn:
Cefuroxim có hoạt tính kháng cầu khuẩn Gram dương và Gram âm ưa khí và kỵ khí, kể cả hầu hết các chủng Staphylococcus tiết penicilinase, và có hoạt tính kháng vi khuẩn đường ruột Gram âm. Cefuroxim có hoạt lực cao, vì vậy có nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) thấp đối với các chủng Streptococcus (nhóm A,B,C và G), các chủng Gonococcus và Meningococcus. Ban đầu, cefuroxim vốn cũng có MIC thấp đối với các chủng Gonococcus, Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae và Klebsiella spp. tiết beta - lactamase. Nhưng hiện nay, ở Việt Nam nhiều vi khuẩn đã kháng cefuroxim, nên MIC của thuốc đối với các chủng này đã thay đổi. Các chủng Enterobacter, Bacteroides fragilis và Proteus indol dương tính đã giảm độ nhạy cảm với cefuroxim.
Ước tính tỷ lệ ADR khoảng 3% số người bệnh điều trị.
Thường gặp: Tiêu chảy, ban da dạng sần.
Ít gặp: Phản ứng phản vệ, nhiễm nấm Candida, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, buồn nôn, nôn,nổi mày đay, ngứa.
Hiếm gặp: Sốt, thiếu máu tan máu, viêm đại tràng màng giả, ban đỏ đa hình, hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
Cách dùng: Dùng đường uống.
Liều dùng:
Người lớn:
Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hàm: Uống 250 mg/12 giờ một lần.
Viêm phế quản mạn trong đợt kịch phát cấp tính, viêm phế quản cấp nhiễm khuẩn thứ phát: Uống 250 mg hoặc 500 mg/12 giờ một lần.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng: Uống 250 mg hoặc 500 mg/12 giờ một lần.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: Uống 125 mg hoặc 250 mg/12 giờ một lần.
Lậu cổ tử cung hoặc lậu trực tràng không biến chứng ở phụ nữ: Liều duy nhất 1g.
Bệnh Lyme mới mắc: Uống 500 mg/12 giờ một lần, trong 20 ngày.
Trẻ em:
Viêm họng, viêm amidan: Uống 125 mg/12 giờ một lần.
Viêm tai giữa, chốc lở: Uống 250 mg/12 giờ một lần.
Hạn dùng:
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM.
27 Nguyễn Chí Thanh, Khóm 2, Phường 9, Tp. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam