Nhóm giảm đau, hạ sốt, kháng viêm
Giảm các cơn đau cơ xương nhẹ đến trung bình như đau cổ, đau vai, đau lưng, căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cơ cổ, viêm khớp, thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân. Giảm nhức đầu vì căng thẳng tinh thần, đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu. Thuốc có tác dụng hạ sốt.
Description
Paracetamol
325mg
Ibuprofen
200mg
Tá dược
vừa đủ 1 viên
(Tinh bột mì, avicel 101, PVP, màu sunset yellow,..)
Paracetamol:
Dùng liên tục 2 tuần có thể gây suy gan, suy thận.
Dùng liều cao gây tổn thương ở gan.
Thận trọng khi dùng cho người bệnh bị bệnh gan, thận.
Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Phối hợp với các chế phẩm có chứa paracetamol có thể gây ngộ độc hoặc quá liều paracetamol.
Phụ nữ có thai.
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Ibuprofen:
Ibuprofen là một thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
Liều thấp, ibuprofen có tác động giảm đau, hạ sốt. Liều cao (>1200 mg /ngày) thì có tác động kháng viêm.
Thời kỳ mang thai: Nên tránh dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.
Paracetamol: Các nghiên cứu dịch tễ học trong thời kỳ mang thai của con người đã cho thấy không có tác động xấu do sử dụng paracetamol ở liều lượng khuyến cáo.
Ibuprofen: Có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ. Ibuprofen có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung. Ibuprofen ức chế chức năng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu. Do ức chế prostaglandin nên có thể gây tác dụng phụ trên hệ tim mạch của thai. Sau khi uống các thuốc chống viêm không steroid cũng có nguy cơ ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh.
Thời kỳ cho con bú: chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết
Paracetamol: Được bài tiết qua sữa mẹ nhưng một lượng đáng kể về mặt lâm sàng.
Ibuprofen: Vào sữa mẹ rất ít, không đáng kể. Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường với mẹ. Các nhà sản xuất khuyến cáo không dùng ibuprofen trong thời gian cho con bú vì nguy cơ ức chế prostaglandin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.
Sử dụng liều cao và kéo dài paracetamol có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông máu của coumarin và các dẫn chất indandion.
Uống rượu quá nhiều và lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ độc tính trên gan.Các thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin...) gây cảm ứng men gan làm tăng chuyển hóa paracetamol thành những chất độc cho gan, có thể làm tăng độc tính trên gan của paracetamol.
Dùng đồng thời với isoniazid có thể làm tăng độc tính trên gan của paracetamol
Ibuprofen dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid khác: làm tăng nguy cơ chảy máu và loét dạ dày.
Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của các thuốc lợi tiểu.Kết hợp kháng sinh quinolon tăng ADR của kháng sinh nhóm quinolon lên hệ TKTW và có thể dẫn đến co giật.
Phản ứng phụ hiếm khi xảy ra. Phản ứng phụ thường gặp:
Paracetamol: dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày gây nhiễm độc gan. Biểu hiện Buồn nôn, nôn, và đau bụng, xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Cách xử lý: điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol hoặc có thể dùng methionin Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.
Ibuprofen: Triệu chứng thường gặp nhất gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, lơ mơ, nhức đầu, ù tai, ức chế hệ thần kinh trung ương, co giật.
Xử trí quá liều: rửa dạ dày, gây nôn, uống than hoạt tính. Nếu nặng: thẩm tách máu hoặc truyền máu.
Cách dùng: Dùng đường uống, sau khi ăn.
Liều dùng:
Người lớn: Uống 1 - 2 viên/ lần, ngày 3 lần.
Trẻ em: Uống ½ - 1 viên/ lần, ngày 1 - 2 lần.
Hạn dùng:
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM.
27 Nguyễn Chí Thanh, Khóm 2, Phường 9, Tp. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam