17/05/2022
Trong đại dịch COVID-19, nhóm thuốc giảm đau - hạ sốt được tìm mua rất nhiều và gần đây vấn đề này chưa hạ nhiệt vì sởi, sốt xuất huyết vào mùa sớm hơn mọi năm và số ca nhiều.
Điển hình, tại TPHCM, trong khi số ca tay chân miệng tăng gấp 4 lần so với tháng trước thì ngành Y tế thành phố cũng dự đoán dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ diễn biến phức tạp. Thậm chí đã ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Trong các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng được ghi nhận cho đến thời điểm này thì có đến 95% các trẻ ở độ tuổi 1-5 tuổi.
Riêng đối với sởi, gần đây Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo, số ca nhiễm tăng khoảng 80% trong một năm trong khi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh giảm. Theo con số thống kê, cứ 500 trẻ mắc bệnh sởi thì có một trẻ tử vong. Ở nhóm chưa tiêm chủng, cứ 5 trẻ nhiễm virus thì một em nhập viện. Theo các chuyên gia, trẻ dưới 5 tuổi, người trên 20 tuổi và phụ nữ mang thai bị suy yếu miễn dịch dễ chuyển nặng và tử vong sau khi mắc sởi.
Điều đáng lo, các triệu chứng của những căn bệnh này đều có đặc điểm chung đó là khởi phát từ các cơn sốt, tình trạng này dễ gây nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác nhau. Trong khi đó, trường hợp đã chẩn đoán được bệnh, việc theo dõi và cắt cơn sốt cũng rất quan trọng, để tránh cơn co giật, mệt mỏi, kiệt sức.
Bên cạnh các bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng thì yếu tố thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường khiến nhiều tình trạng đau đầu, đau xương khớp đua nhau ập đến. Đó là chưa kể, các tình trạng thường gặp khác đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt, đau răng… đi kèm. Những cơn đau từ nhẹ, vừa, ê ẩm đến dữ dội nếu không được chấm dứt kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, giảm năng suất làm việc, học tập.
Nhưng ngặt là, thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau hạ sốt khiến người mua lúng túng không biết nên chọn loại nào. Rất nhiều thắc mắc được đặt ra:
- Ở các dạng bào chế khác nhau, thuốc giảm đau, hạ sốt khác nhau ra sao?- Muốn nhanh hạ sốt, nên chọn thế nào?- Thuốc giảm đau hạ sốt kết hợp từ các thành phần: Paracetamol với Ibuprofen hay Dextromethorphan, Loratadin, Cafein dùng cho những trường hợp nào?
Tất cả những thắc mắc này sẽ được PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân - Trưởng khoa Liên chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giải đáp trong chương trình với chủ đề “Giúp bạn gỡ rối khi chọn thuốc giảm đau, hạ sốt do nhiều nguyên nhân”.
Chương trình sẽ được phát sóng vào 20 giờ, ngày 18/5/2022 trên các kênh của AloBacsi và Fanpage VNExpress.net. Mời quý khán giả đón xem và đặt câu hỏi cho chuyên gia trên các kênh Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, Youtube, Website AloBacsi.com và Fanpage VNExpress.net vào khung giờ trên
Administrator
TV.PHARM VỮNG BỀN GIÁ TRỊ, SẢI BƯỚC VƯƠN XA
Tâm - Trí - Tín là kim chỉ nam xuyên suốt hành trình 31 năm xây dựng, phát triển của Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM. ...
See more
TV.PHARM KỶ NIỆM 31 NĂM THÀNH LẬP "VỮNG BỀN GIÁ TRỊ"
TV.PHARM đã chào đón tuổi 31 bằng những hoạt động kỷ niệm không thể quên cho tất cả các thành viên đã đồng hành cùng công ty trong suốt thời qua. Hãy cùng nhau điểm qua những khoảnh khắc ấn tượng này nhé!5...
Đón xem Truyền hình trực tuyến: Bí quyết giúp mẹ giải quyết những cơn ho làm bé khó chịu
Vô vàn những thông tin hữu ích giúp mẹ chăm sóc bé để bé có hệ hô hấp khỏe mạnh, giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản sẽ được các chuyên gia chia sẻ. Ngoài ra, các mẹ tham gia trả lời câu hỏi sẽ có cơ hội nhận được những phần quà may mắn....
TV.PHARM 31 NĂM - NÂNG TẦM CHẤT LƯỢNG, VỮNG VÀNG VỊ THẾ
Chúc mừng kỷ niệm 31 năm thành lập TV.PHARM (10/1992 – 10/2023)...
TIẾP TỤC ĐỒNG HÀNH VỚI CHƯƠNG TRÌNH " CÙNG NGƯ DÂN THẮP SÁNG ĐÈN TRÊN BIỂN" TV.PHARM MANG
Đồng thời, trong khuôn khổ chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. TV.PHARM đã động viên, hỗ trợ ngư dân bám biển làm kinh tế bằng việc tặng 200 phần quà (mỗi phần trị giá hơn 4 triệu đồng) cho 200 ngư dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu....
TRAVICOL TO WATCH LIVESTREAM "QUICK RELEASE THE PAIN OF OFFICE PEOPLE"
Travicol cooperates with SUC KHOE VA DOI SONG Newspaper to conduct an online seminar on the topic "Quickly relieve the pain of office workers" - Consultant: TTUT.GS.TS.BS Nguyen Van Chuong - Chairman of the Association Anti-pain Hanoi, Former Head of Neurology Department - 103 Hospital - Military Me...
Vì sao không nên tự ý thay đổi dạng bào chế của thuốc giảm đau, hạ sốt?-en
Khi con trẻ sốt, một số phụ huynh bẻ đôi thuốc hạ sốt của người lớn hoặc nghiền thuốc ra cho con uống. Tuy nhiên, PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân - Trưởng khoa Liên chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết làm như vậy lượng thuốc thể bị hao hụt, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị....
Giúp bạn gỡ rối khi chọn thuốc giảm đau, hạ sốt do nhiều nguyên nhân-en
Thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau hạ sốt khiến người mua lúng túng. Muốn nhanh hạ sốt, nên chọn thế nào? Thuốc giảm đau hạ sốt kết hợp từ các thành phần: Paracetamol với Ibuprofen hay Dextromethorphan, Loratadin, Cafein dùng khi nào? Những thắc mắc này đã được PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân - Tr...